Trang chủ Công nghệKhoa học Anh công bố bước đột phá trong cuộc săn tìm sinh vật ngoài hành tinh

Anh công bố bước đột phá trong cuộc săn tìm sinh vật ngoài hành tinh

bởi Linh

Theo Daily Mail, công trình dẫn đầu bởi Đại học Cambridge – Anh cung cấp bằng chứng độc lập đầu tiên sử dụng dữ liệu ngoài radar về nước lỏng – hiện vẫn tồn tại – ở cực Nam băng giá của hành tinh đỏ.

Họ đã sử dụng các phép đo về hình dạng bề mặt trên của chỏm băng, từ đó thiết lập mô hình máy tính về mối liên quan giữa sự tồn tại của nước và hình thái bề mặt. Các kết quả cho thấy dấu hiệu gần như chắc chắn của nước.

Anh công bố bước đột phá trong cuộc săn tìm sinh vật ngoài hành tinh - Ảnh 1.

Cánh đồng băng giá ở cực Nam Sao Hỏa rất có thể chứa đựng “suối nguồn sự sống” ngoài hành tinh – Ảnh: ESA

Trước đó, dữ liệu radar từ NASA và ESA (cơ quan vũ trụ của Mỹ và châu Âu) cũng đã chỉ ra bằng chứng về nước ở khu vực này thông qua nghiên cứu bằng radar xuyên băng của các tàu thăm dò, nhưng còn gây nhiều tranh cãi. Vì thế một bằng chứng đến từ một hướng tiếp cận độc lập là đột phá lớn.

Tiến sĩ Frances Butcher, đồng tác giả từ Trường Đại học Sheffield – Anh, cho biết điều này có nghĩa là 2 trong số những bằng chứng quan trọng mà chúng ta hay dùng để tìm kiếm các hồ dưới băng ở Trái Đất đã được xác nhận ngay trên Sao Hỏa, khiến khả năng tồn tại của nó trở nên xác thực hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên các nhà khoa học cũng thận trọng rằng dù nước lỏng rất cần thiết cho sự sống, nhưng có nó không nhất thiết đồng nghĩa với có sự sống.

Cản trở cuối cùng chính là việc nó tồn tại ở nơi lạnh giá có thể đồng nghĩa với việc nó quá mặn, vì muối làm giảm điểm đóng băng của nước.

Vấn đề này từng được nhiều nhà khoa học đem ra bàn cãi khi những manh mối mập mờ đầu tiên về khả năng có nước lỏng ở vùng này được NASA hé lộ. Nhưng rất có thể sự sống vẫn tìm được con đường của nó, vì vài năm gần đây các nhà khoa học đã tìm ra các vi sinh vật “yêu” điều kiện cực đoan, sống khỏe trong những “hầm mộ nước” siêu mặn tại Nam Cực.

Theo các tác giả, còn một con đường thứ hai cho sự sống cho dù Sao Hỏa hiện tại không có sinh vật đủ yêu thích nước mặn: Hàng tỉ năm trước, khi Sao Hỏa còn bầu khí quyển và môi trường ít khắc nghiệt hơn.

Do đó cuộc săn tìm sự sống ở cực Nam Sao Hỏa sẽ phải bao gồm săn cả sự sống cổ đại, đã tuyệt chủng.

Ngoài ra, còn một con đường thứ ba thú vị nhất, được đề xuất bởi giáo sư Neil Arnol từ Viện nghiên cứu Scott Polar của Đại học Cambridge, đó là Sao Hỏa vẫn có nước lỏng, bởi có hoạt động địa nhiệt – thứ cũng liên quan mật thiết đến sự sống trong môi trường Trái Đất.

Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)

Có thể bạn quan tâm