Trang chủ Kinh doanhBất động sản Bài toán chuyên nghiệp hóa nghề môi giới và phát triển nguồn nhân lực ngành bất động sản

Bài toán chuyên nghiệp hóa nghề môi giới và phát triển nguồn nhân lực ngành bất động sản

bởi Linh

Đó là những biện pháp được triển khai trong thời gian qua nhằm chấn chỉnh đội ngũ môi giới, chuyên nghiệp hóa các sàn môi giới, hướng tới lành mạnh, minh bạch hóa thị trường BĐS.

Chuyên nghiệp hóa nghề môi giới

Trong tương lai có 5 xu hướng sẽ dẫn dắt thị trường BĐS phát triển, một là xu hướng “đô thị trong đô thị”; hai là làm việc từ xa; ba là thương mại điện tử thúc đẩy ngành hậu cần và kho bãi; bốn là BĐS xanh, bền vững và năm là hướng về y tế và chăm sóc sức khỏe.

Các xu hướng này dự báo cho cơ hội phát triển bứt tốc của thị trường BĐS Việt Nam ở giai đoạn 2021-2025. Cùng với tốc độ phát triển của thị trường, chính là nhu cầu về nguồn nhân lực (NNL), đặc biệt là NNL chất lượng cao.

Bài toán chuyên nghiệp hóa nghề môi giới và phát triển nguồn nhân lực ngành bất động sản - Ảnh 1.

Lực lượng môi giới BĐS Việt Nam hiện nay lên đến 300.000 người

Theo thống kê của của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), lực lượng môi giới BĐS Việt Nam hiện có 300.000 người hoạt động trong các công ty môi giới, sàn giao dịch hoặc độc lập. Tuy nhiên, trong đó chỉ có hơn 30.000 người có chứng chỉ hành nghề, chiếm tỉ lệ khoảng 10%. Như thông tin về tính thách thức của NNL BĐS đối với thị trường ở kỳ trước, cần có giải pháp giúp nghề môi giới và sàn giao dịch BĐS Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp hơn nhằm đáp ứng những thay đổi và đòi hỏi của thời đại mới.

VARS đã kiến nghị một số giải pháp để chuyên nghiệp hóa nghề môi giới: Thứ nhất, môi giới BĐS cần được đào tạo bài bản các kiến thức về chuyên môn, pháp lý, kỹ năng mềm, ngoài ra cần được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới để đủ điều kiện hành nghề.

Bên cạnh đó, việc quản lý môi giới và hoạt động của môi giới cũng cần đáp ứng xu hướng chuyển đổi số; thứ hai, việc tổ chức cấp chứng chỉ hành nghề cho môi giới BĐS có thể xem xét bổ sung vai trò của Hội môi giới BĐS Việt Nam tham gia cùng sở xây dựng các địa phương và bổ sung quy tắc đạo đức, văn hóa ứng xử nghề môi giới BĐS vào chương trình đào tạo và thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề.

Chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS vừa là cơ hội để chấn chỉnh, chuyên nghiệp hóa đội ngũ môi giới, vừa để các cơ quan ban ngành thuận tiện giám sát hoạt động đội ngũ môi giới cũng như phổ cập kiến thức pháp luật, nhằm minh bạch thị trường và các hoạt động mua bán bất động sản, đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.

Hiện tại, việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS, hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới BĐS, điều hành sàn giao dịch BĐS đã được qui định tại Thông tư số 11/2015/TT-BXD của Bộ Xây dựng.

Bài toán chuyên nghiệp hóa nghề môi giới và phát triển nguồn nhân lực ngành bất động sản - Ảnh 2.

Theo quy định mới, người hành nghề môi giới phải được đào tạo kiến thức, tham gia kỳ thi Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS

Cũng theo VARS, trong 5 tháng đầu năm 2022, số người dự thi lấy chứng chỉ hành nghề toàn khu vực miền Nam đã tăng gấp 8 lần so với năm ngoái, cho thấy rằng, đội ngũ môi giới BĐS trên cả nước đang chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật, từ đó sẽ tạo được sự lan tỏa tích cực đến thị trường.

Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định môi giới BĐS không có chứng chỉ hành nghề sẽ bị phạt 60 triệu đồng. Ngoài ra, các hành vi sai phạm khác liên quan có thể có mức phạt lên đến hàng trăm triệu đồng.

Vừa qua, Sở Xây dựng TP Cần Thơ phối hợp với Trường Cao đẳng Xây dựng TP HCM tổ chức kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS năm 2022 tại TP Cần Thơ. Kỳ thi thu hút gần 700 thí sinh từ các tỉnh miền Tây về tham dự, cho thấy các cá nhân môi giới đã nâng cao ý thức về tính chuyên nghiệp của nghề đồng thời các doanh nghiệp cũng quan tâm hơn đến công tác đào tạo NNL, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ môi giới BĐS.

Ươm mầm nguồn nhân lực bất động sản

Nâng cao chất lượng nhân lực BĐS để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như nhu cầu thị trường lao động, là bài toán được các ban ngành, trường học, doanh nghiệp quan tâm. Đặc biệt có những doanh nghiệp coi đây là lợi thế cạnh tranh khác biệt của mình với đối thủ.

Bài toán chuyên nghiệp hóa nghề môi giới và phát triển nguồn nhân lực ngành bất động sản - Ảnh 3.

Cùng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao chất lượng nhân sự là một trong những chiến lược tạo nên lợi thế cạnh tranh khác biệt của doanh nghiệp

Ngày nay, để củng cố chất lượng nhân sự của mình, các doanh nghiệp BĐS đã “bắt tay” hợp tác cùng các trường đại học, cao đẳng trong công tác đào tạo – tuyển dụng nhằm đảm bảo chất lượng nhân sự đầu vào; phía nhà trường cũng đạt được mục tiêu giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm.

Từ Bắc vào Nam, có thể thấy các doanh nghiệp đang tích cực triển khai hoạt động này như Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên giai đoạn 2020 – 2025; Tập đoàn Cen Group hợp tác cùng Trường ĐH Kinh tế – ĐHQG Hà Nội; Tập đoàn Hưng Thịnh ký kết hợp tác với Trường ĐH Quốc gia TPHCM; CT Group ký kết hợp tác với ĐH Ngân hàng TP HCM hay VinGroup còn thành lập Quỹ Đổi mới Sáng tạo (VinIF) trao tặng học bổng thạc sĩ, tiến sĩ trong nước, nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực khoa học chất lượng cao cho đất nước.

Bài toán chuyên nghiệp hóa nghề môi giới và phát triển nguồn nhân lực ngành bất động sản - Ảnh 4.

Cái bắt tay hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp sẽ là cầu nối để phát triển những thế hệ nhân tài cho thị trường BĐS

Tại ĐBSCL, các doanh nghiệp BĐS cũng rất quan tâm đến vấn đề này, vừa qua, Tổng Công ty Đất Xanh Miền Tây đã ký kết hợp tác đào tạo – tuyển dụng – định hướng phát triển nguồn nhân lực vùng ĐBSCL với 5 trường đại học, cao đẳng hàng đầu khu vực.

Theo đó, ngoài các chương trình tài trợ khuyến học khuyến tài, thì nhà trường mong muốn doanh nghiệp sẽ tham gia sâu hơn vào công tác kết hợp đào tạo các khóa học doanh nghiệp, chương trình hội thảo định hướng nghề nghiệp cho sinh viên đồng thời tiếp nhận sinh viên thực tập nhằm giúp giới trẻ có môi trường cọ sát thực tiễn, trang bị các kỹ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng.

Mặt khác, về phía nhà trường cũng sẽ xây dựng chương trình học tập phù hợp với doanh nghiệp để hai bên đạt được kết quả tốt nhất.

Trước những thách thức và đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường lao động, đặc biệt trước cơn bão chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, thì học tập, đổi mới để phát triển là phương châm mà cả nhà trường, doanh nghiệp và xã hội đều đang hướng đến.

(*): Xem trên Báo Người Lao Động Online ngày 7-6-2022

Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)

Có thể bạn quan tâm