Trang chủ Văn hóaNghệ thuật Dấu Chân Trên Cát: Nơi Tình Yêu Vượt Thời Gian, Tổn Thương Hóa Độ Lượng

Dấu Chân Trên Cát: Nơi Tình Yêu Vượt Thời Gian, Tổn Thương Hóa Độ Lượng

bởi Linh
Dấu chân trên cát - Ảnh 1.

“Dấu chân trên cát” mở ra một không gian tĩnh lặng bên bờ biển, nơi những dấu chân trẻ thơ in hằn trên cát, gợi lên những ký ức và nỗi niềm sâu kín trong lòng người phụ nữ tên Nhạn. Câu chuyện không chỉ dừng lại ở những hồi ức về một tình yêu dang dở thời chiến tranh, mà còn là sự đồng cảm, sẻ chia giữa Nhạn và Tâm, hai người phụ nữ với hai thế hệ khác nhau, cùng tìm kiếm ý nghĩa của tình yêu và cuộc sống.

Trong căn nhà nhỏ ven biển, Nhạn thường xuyên kể về người yêu đã hy sinh của mình, Quang. Những câu chuyện lặp đi lặp lại về một tình yêu nồng cháy, về những năm tháng chiến tranh gian khổ đã in sâu vào tâm trí Nhạn, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chị. Tâm, một cô gái trẻ đang trải qua những rung động đầu đời, ban đầu cảm thấy khó chịu và mệt mỏi trước những hồi ức dai dẳng của Nhạn. Nhưng dần dần, cô nhận ra phía sau những câu chuyện ấy là một trái tim đầy tổn thương và sự cô đơn sâu sắc.

– Tâm biết không, anh ấy mê chị lắm…

Câu nói ấy, lặp đi lặp lại trong giọng nói đầy thiết tha của Nhạn, khiến Tâm không khỏi xót xa. Cô cảm nhận được sự chân thành và nỗi đau mà Nhạn đã phải gánh chịu suốt những năm tháng qua. Những vết sẹo trên cơ thể Nhạn, những dấu tích của chiến tranh, càng làm Tâm thêm trân trọng và thấu hiểu người phụ nữ này.

Rồi như bừng tỉnh, chị buông Tâm ra:

– Chị đến là đoảng. Tâm cần cái không khí trong lành ở đây, vậy mà chị lại tựa lên Tâm nặng nề thế, u ám thế… Ra giường tre của chị mà nghỉ. Muốn ăn gì thì nói để chị nấu…

Chị Nhạn sống trong một thế giới riêng, nơi thời gian dường như ngừng lại ở năm sáu mươi tám, năm mà chị và người yêu còn bên nhau. Những kỷ niệm về thời san lấp hố bom trên tuyến đường mòn giữa rừng già là tất cả những gì chị có.

– Đó là năm sáu mươi tám, Tâm ạ.

Chị Nhạn nói tới nói lui cũng chỉ chừng ấy thời gian.

Ký ức chiến tranh sống mãi trong tâm trí người ở lại.

Ký ức chiến tranh: Nỗi đau không thể xóa nhòa theo thời gian

– Nếu hồi đó chị và anh lấy nhau thì lúc này cũng phải có mấy đứa con.

Câu nói đầy tiếc nuối của Nhạn khiến Tâm chợt nhận ra sự vô tâm của mình. Cô đã quá tập trung vào cảm xúc cá nhân mà quên mất đi nỗi đau của người đối diện.

– Yêu nhau thế sao anh chị không cưới để bây giờ cứ tiếc nhớ mãi thế?

Đó là giây phút Tâm biết đến lòng hối hận chua xót bàng hoàng bởi lời nói ấy của cô thể hiện ý muốn chị Nhạn phải thôi kể về phần quá khứ dường như là duy nhất trong chị nhiều hơn sự chia sẻ.

– Làm sao mà cưới khi anh ấy đã hy sinh vào cuối năm đó, hả Tâm?

Giọng nói của chị Nhạn nghe thật xa xôi, thật nhỏ.

Tâm chống đũa, tránh nhìn vào đôi mắt của chị và không hiểu sao cô lại không nói được lời xin lỗi đang ùa ra trên môi mình. Cuộc đời chưa dạy cho Tâm hay nỗi bất hạnh thường làm nên sự độ lượng trong lòng người gánh chịu nó và vì nó mà chị Nhạn vẫn ân cần thêm thức ăn vào chén của cô một cách tự nhiên ngay lúc đó và cả trong những bữa cơm chung của họ sau này.

Để an ủi chị, thỉnh thoảng Tâm nửa đùa nửa thật:

– Nếu chị lấy anh ấy và có mấy nhóc thì em đâu có được người bạn quý như chị.

– Gớm, có mà quý tôi!

Chị Nhạn trở nên đáo để:

– Cô quý anh chàng bên cạnh nhà tôi đấy chứ. Người ta đi xa, đâm nhớ, cô về đây tìm khuây mà thôi…

Tâm sửng sốt:

– Sao chị hiểu đúng tâm lý người đang yêu đến thế?

Ngay lập tức, cô nhận được một cái lườm rõ dài của đôi mắt chị Nhạn.

– Thế chị của cô chưa bao giờ yêu à? Hay chỉ một mình cô biết yêu và được yêu thôi?

Trong đầu Tâm vang lên một giọng nói không phải là của cô:

– Từ yêu được chị Nhạn nói tự nhiên đến thế, mạnh bạo đến thế. Tại sao cô không nói được như thế về tình yêu của mình bây giờ?

Tự nhiên, Tâm thấy thèm cái cách nhắc đến người yêu của chị Nhạn, nhắc mà không hề sợ người nghe quy xét mình thiếu kín đáo, thiếu cơ sở tình cảm. Trạng thái ấy chính là cái đích mà bây giờ Tâm thấy mình cần phải đạt tới đối với điều đã khiến cô gặp gỡ rồi thân thương với chị Nhạn.

Thực tế, mỗi lần đến nhà Nhạn, Tâm đều mang theo hình bóng của Minh, người yêu đang công tác ngoài đảo xa. Nỗi nhớ Minh thôi thúc cô tìm đến Nhạn, tìm đến những câu chuyện về tình yêu và sự hy sinh để vơi đi nỗi cô đơn và lo lắng.

Rồi cũng đến lúc nỗi bực dọc với câu chuyện thường được chị Nhạn kể mỗi khi gặp nhau không còn len lỏi trong Tâm nữa. Nhưng chẳng bao giờ cô hiểu được một điều, rằng con người ta sẽ có lắm nỗi niềm chừng nào họ yêu, một tình yêu đích thực và sức nặng của những nỗi niềm trong họ luôn tăng lên trước tình yêu kém phần may mắn.

Chị Nhạn có một tình yêu kém phần may mắn. Không cần nhìn ngó thật lâu vào những nỗi niềm của chị thì Tâm cũng đã hiểu. Trong chiến tranh, ở Bến Tắt, chị đã yêu và được yêu giữa những tán cây rừng, dưới tầm lửa đạn, trên cung đường nhỏ hẹp mà những hố bom được san bằng chính tuổi trẻ, lòng dũng cảm, nghị lực của chị và các đồng đội.

– Anh ấy là lính của một tiểu đội xe không kính…

Chị Nhạn nói trong một nụ cười đã quá quen thuộc với Tâm nhưng lại như có vẻ thật mơ hồ trên môi chị.

– Tên của anh ấy là Quang. Quang của chị ấy mà… Lần đầu gặp Quang, trước mắt chị là một ngọn lửa. Ừ, Tâm. Trúng bom, xe không sao cả mà người anh ấy thì cứ cháy rực. Phải đau ghê lắm. Rồi Quang ở lại đơn vị của chị để chữa trị vết thương và trở thành ngọn lửa của chị, tình yêu của chị.

Tâm nghe rõ một tiếng kêu dài nửa mừng vui nửa đau đớn vang dội ngay giữa lòng cô. Quang của chị. Ngọn lửa. Tình yêu. Cô cảm nhận được những điều đó trong tích tắc, cái tích tắc mở ra cho cô thấy điều gì làm nên con người dễ mến nơi chị Nhạn, điều gì đang ẩn giấu và yên lặng trong cô trước quãng đời hôm nay cô sống.

Bỗng nhiên, chị Nhạn quàng hai cánh tay dịu ngọt quanh vai cô.

– Con gái chị em mình thiệt thòi nhiều lắm, em ạ. Nhất là vào cái thời của chị.

Lúc đó, mắt của chị Nhạn nhòa ướt và trở nên giống như biển ở ngoài kia. Tâm nghĩ thế và hiện rõ trong tầm nhìn của cô là cả con người Minh đang đứng giữa âu tàu đầy gió trên hòn đảo được ví như một chiếc mai rùa. Cô biết mình đang lặng lẽ chờ đợi anh từng giờ, trong lúc điều tạo nên tâm thái khác thường ấy ở cô vẫn chưa được cô nói ra với anh, mặc cho đã có lần anh bộc lộ cái ý nghĩ các cô gái bây giờ chê bộ đội nghèo, khô khan, lại hay đi xa. 

Sẻ chia giúp vơi bớt nỗi đau và tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn.

Sức mạnh của sự sẻ chia: Vượt qua nỗi đau bằng sự đồng cảm

Khi cảm thấy một bàn tay của chị Nhạn vuốt nhẹ lên tóc mình, trong Tâm dấy lên mong muốn lúc này cô xua gạt suy nghĩ ấy ra khỏi người Minh để anh bắt đầu tin rằng cô bây giờ đã đón nhận sự giàu có vô tận của tình yêu mà một người lính như anh đối với cô.

– Sao em không qua bên đó?

– Bên nào, chị?

– Thời buổi này các cô gái dối lòng mình nhiều quá.

Cùng lúc với bàn tay rời khỏi mái tóc của Tâm là giọng nói của chị Nhạn chùng xuống.

– Ngày trước, Quang luôn mong đến ngày hết chiến tranh là đưa chị về thăm bố, mẹ của anh ấy. Mà em thấy đó, ngày ấy và cả bây giờ, dẫu rất muốn, chị cũng không thể nào làm được…

Mắt Tâm hướng ra vườn phi lao ở bên ngoài và một ý nghĩ rạo rực chợt tràn đầy tâm trí cô rất nhanh rằng bên trong các bức tường màu vàng dịu của ngôi nhà của bố, mẹ Minh có rất nhiều tiếng cười, giọng nói và cả hơi ấm của anh. Bất chợt, cô mỉm cười.

***

Một buổi chiều, Tâm đến nhà Nhạn và nhận ra chị không có ở đó. Sự vắng vẻ của căn nhà khiến Tâm cảm nhận rõ hơn sự cô đơn của Nhạn. Cô đi tìm chị và bắt gặp Nhạn đang quỳ trên cát, trước những dấu chân trẻ con.

Tâm ngạc nhiên nhận ra chị Nhạn không có nhà. Đồng hồ trên tay cô chỉ đúng năm giờ chiều. Từ buổi quen thân với chị, chưa bao giờ Tâm thấy chị đi đâu vào giờ này. Phòng của chị trống không, gian bếp vắng, chiếc giường tre nhẵn bóng trơ khấc dưới ánh nắng chiếu xiên ở góc nhà làm nhói lên trong Tâm cái sự thật cô quạnh của chị Nhạn mà đây mới là lúc đầu tiên cô ý thức được một cách rõ nét. Cô loanh quanh trong nhà hơn mười phút rồi bước ra ngoài theo lối cửa sau. Từ đó, tha thẩn vòng qua quả đồi cát, cô đi theo những bông hoa mặt trời đang bị gió đuổi tơi bời và bâng khuâng nghĩ đến con người hiện đang làm bận rộn trái tim cô. 

Nhưng dường như số phận không khi nào chịu để cho cô được thỏa thuê với những hình ảnh đó cùng các lý lẽ về nó. Giờ đây, khi sắp sửa chạm vào Minh bằng những cái với tay của ý nghĩ thì cô nhìn thấy chị Nhạn ở đằng xa. Cái dáng chị đang quỳ trên cát khiến cô cất bước chạy đến bên chị. Ở khoảng cát dưới ánh mắt như đã được chôn chặt của chị in rất rõ những dấu chân trẻ con thật xinh. 

Tâm nhìn ra xung quanh một lượt để xem có đứa trẻ nào đó vừa đi qua đây. Nhưng sự im vắng của quả đồi nhanh chóng đưa cô trở lại với gương mặt đau đáu của chị Nhạn. Khi cô nhẹ nhàng ngồi xuống trước chị với tất cả năng lực sẻ chia và an ủi mà cô có được cho tới lúc này thì chị ngước nhìn cô. Ánh mắt của chị như có lửa đang cháy và bên trong ngọn lửa ấy là Quang của chị vào những phút cả con người anh rực cháy sau khi lái chiếc xe không kính đầy bụi Trường Sơn qua khỏi túi bom ở Bến Tắt.

Trong ánh hoàng hôn đỏ rực, Tâm nghe vang lên rất khẽ từ những dấu chân bé xinh trên cát chính câu nói của chị Nhạn không hề khác đi vì năm vì tháng.

– Nếu lấy nhau, anh ấy và chị bây giờ cũng đã có mấy đứa con… 

Dấu Chân Trên Cát: Bài Học Về Tình Yêu và Sự Mất Mát

Câu chuyện “Dấu chân trên cát” mang đến một cái nhìn sâu sắc về tình yêu, sự mất mát và khả năng chữa lành. Nó cho thấy rằng, dù thời gian có trôi qua, những ký ức về một tình yêu đẹp vẫn sống mãi trong trái tim người ở lại. Đồng thời, nó cũng khẳng định sức mạnh của sự đồng cảm và sẻ chia, giúp con người vượt qua những khó khăn và tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống.

Sự đồng cảm giữa hai thế hệ

Mối quan hệ giữa Nhạn và Tâm là một điểm nhấn quan trọng trong câu chuyện. Dù khác biệt về tuổi tác và trải nghiệm, hai người phụ nữ này đã tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn. Tâm, từ một cô gái trẻ hời hợt, dần dần học được cách lắng nghe và thấu hiểu nỗi đau của người khác. Nhạn, từ một người phụ nữ sống trong quá khứ, dần dần mở lòng và tìm thấy niềm vui trong cuộc sống hiện tại.

Tình yêu và chiến tranh

Chiến tranh đã cướp đi của Nhạn người yêu và hạnh phúc. Nhưng nó cũng không thể xóa nhòa những kỷ niệm đẹp và tình yêu mà chị dành cho Quang. Câu chuyện “Dấu chân trên cát” là một minh chứng cho sức mạnh của tình yêu, có thể vượt qua mọi khó khăn và thử thách.

Bài học về sự trân trọng

Câu chuyện cũng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc trân trọng những gì mình đang có. Đôi khi, chúng ta quá mải mê tìm kiếm những điều xa vời mà quên mất những giá trị thực sự của cuộc sống. Tình yêu, tình bạn và những kỷ niệm đẹp là những món quà vô giá mà chúng ta cần phải giữ gìn và trân trọng.

Nguyễn Thị Bội Nhiên

Nguyễn Thị Bội Nhiên

Biên tập viên Bản tin Thông tin Y tế tỉnh Quảng Trị.

Nguyễn Thị Bội Nhiên - Tác giả của Dấu chân trên cát

Nguyễn Thị Bội Nhiên: Ngòi bút chạm đến trái tim người đọc

Có tác phẩm đăng trên Báo Nhân Dân, Báo Sức khỏe và Đời sống, Báo Người Lao Động, Báo Quân đội Nhân dân, Tạp chí Sông Hương, Tạp chí Nhà văn, Tạp chí Cửa Việt…

Có thể bạn quan tâm