Theo nhà địa vật lý Chris Vaughen, nhà thiên văn nghiệp dư đang phụ trách giám sát Lịch bầu trời đêm của Space.com, hiện tượng này xảy ra khi ánh sáng Mặt Trời vô tình phản xạ khỏi Trái Đất và quay ngược lại Mặt Trăng, làm sáng một chút phần tối bên dưới Mặt Trăng.
Điều này khiến trăng non – vốn hãy còn là “vật thể bóng tối – vào đầu tháng âm lịch, bất ngờ hiện hình.
Cảnh tượng được dự kiến xuất hiện trên bầu trời đêm nay – Ảnh: SPACE
Cảnh tượng mà Space mô tả là “đẹp mê hồn” còn có tên là Ashen Glow hay “trăng già trong vòng tay trăng non”.
Hiện tượng Trái Đất phát sáng thường xuất hiện vài ngày sau mỗi lần trăng non bắt đầu, nhưng dễ quan sát nhất vào mùa xuân, ở các vĩ độ trung bình thuộc Bắc Bán cầu, khi Mặt Trăng giống như được đặt phía trên Mặt Trời đang lặn.
Hầu như bạn sẽ chỉ có 1-2 đêm để quan sát cảnh tượng đặc biệt. Theo Sky & Telescope, vào ngày mai 2-7, ở một số nơi có thể thấy Mặt Trăng lưỡi liềm bắt đầu xuất hiện trở lại trên bầu trời dù còn cực mỏng, bên cạnh 5 hành tinh có thể thấy được bằng mắt thường là Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ vẫn còn xếp hàng đầy kỳ thú.
Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)