Trang chủ Công nghệKhoa học Hài cốt không phải người trong mộ cổ: Giật mình chân dung “thần hộ tống linh hồn”

Hài cốt không phải người trong mộ cổ: Giật mình chân dung “thần hộ tống linh hồn”

bởi Linh

Theo Daily Mail, xương của sinh vật bí ẩn xuất hiện ngay ngắn cạnh hài cốt con người bởi người cổ đại coi chúng là loài chim “linh hồn”, một con vật thiêng hộ tống linh hồn con người vào kiếp sau.

Đó không phải một sinh vật xa lạ, mà là thứ bạn có thể gặp hàng ngày trong… bếp của mình: những con gà.

Hài cốt không phải người trong mộ cổ: Giật mình chân dung thần hộ tống linh hồn - Ảnh 1.

Hài cốt những “con chim thiêng liêng làm nhiệm vụ hộ tống linh hồn” tại phòng thí nghiệm – Ảnh: ĐẠI HỌC CARDIFF

Công trình nghiên cứu dựa trên hàng loạt hài cốt gà tại hơn 600 địa điểm chôn cất ở 89 quốc gia bao gồm Anh, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Morocco và Thái Lan cũng cho thấy loài gia cầm này đã được thuần hóa tận 3.500 trước ở Đông Nam Á, sau đó được nuôi phổ biến ở nhiều quốc gia.

Nhưng không hẳn nuôi theo kiểu gia cầm, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Naomi Sykes từ Đại học Exeter (Anh) khẳng định. Tại nhiều nơi, con “vật thiêng” này không được dùng là nguồn thực phẩm thường xuyên cho đến thế kỷ thứ 3 sau Công Nguyên, ví dụ như ở nước Anh, mà được dùng ở mục đích nghi lễ.

Hài cốt không phải người trong mộ cổ: Giật mình chân dung thần hộ tống linh hồn - Ảnh 2.

Các ngôi mộ cổ đã giúp bảo quản xương tốt ngoài mong đợi, thuận lợi cho các phân tích di truyền – Ảnh: ĐẠI HỌC CARDIFF

“Những con gà thuần hóa ban đầu được tôn thờ và tôn kính như những người bạn đồng hành của con người” – các tác giả từ một loạt trường đại học danh tiếng ở Anh, Đức, Pháp – Exeter, Cardiff, Oxford, Boutnemouth, Munich và Toulouse – cho biết.

Vào thời điểm 1.500 trước, gà tuy đã được thuần hóa nhưng còn quá hiếm nên trở thành quá quý giá để có thể trở thành thực phẩm. Vì thế chúng trở thành vật thiêng, xuất hiện trong mộ cổ và trở thành may mắn cho khoa học, bởi xương gà khá mong manh và nhờ có những ngôi mộ cổ xây cất công phu mới được giữ gìn trong tình trạng đủ tốt.

Tại phương Tây, mãi đến khi người La Mã hùng cứ nhiều vùng đất và phát triển việc chăn nuôi gà để lấy thịt và trứng, gà mới chính thức trở thành thực phẩm.

Xương cổ nhất của một con gà nhà được tìm thấy tại chùa Ban Non thời đồ đá ở miền Trung Thái Lan, có niên đại khoảng 1.650 đến 1.250 năm trước Công Nguyên.

Công trình vừa được công bố thành 2 nghiên cứu độc lập, xuất bản trên Antiquity Proceeding of the National Academy of Sciences USA.

Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)

Có thể bạn quan tâm