Trang chủ Đời sốngSức khỏe “Không khói”: Động lực chuyển đổi của ngành công nghiệp thuốc lá

“Không khói”: Động lực chuyển đổi của ngành công nghiệp thuốc lá

bởi Linh

Chuyển hướng để phát triển bền vững

Trong xu hướng chuyển dịch nói trên, bên cạnh nỗ lực của các tổ chức y tế công, chính phủ các quốc gia tiên tiến, còn có sự đóng góp không nhỏ của ngành công nghiệp thuốc lá với nỗ lực chuyển hướng đầu tư nghiêm túc và bền vững cho các sản phẩm thuốc lá không khói (TLKK).

Các công ty thuốc lá như British American Tobacco (BAT), Philip Morris International (PMI), Japan Tobacco International (JTI) đã có những thông cáo cam kết giảm lượng thuốc lá điếu được sản xuất, thay thế bằng những sản phẩm TLKK có lợi hơn cho sức khỏe của người hút. BAT và PMI đã đầu tư 9,6 tỉ USD vào việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thuốc lá thay thế giảm thiểu nguy cơ.

Ông Ignacio Gonzalez Suarez, Giám đốc Kết nối Khoa học Khu vực Trung Đông và Châu Phi của PMI cho biết: “Để đánh giá khả năng giảm thiểu nguy cơ của các sản phẩm không khói thuốc của chúng tôi, PMI đã phát triển một chương trình đánh giá khoa học toàn diện dựa trên các tiêu chuẩn thực hành trong ngành dược phẩm và phù hợp với hướng dẫn của Cục QLTP & DP Hoa Kỳ (US FDA)”.

Còn theo Ông Hugo Tan, Giám đốc Kết nối Khoa học Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Trung Đông của BAT cho biết công ty đã đầu tư 589 triệu USD vào hoạt động nghiên cứu và phát triển để phát triển các sản phẩm mới tiên tiến.

“Không khói”: Động lực chuyển đổi của ngành công nghiệp thuốc lá - Ảnh 1.

Các sản phẩm TLKK có khả năng giảm tác hại lên đến 95% so với thuốc lá điếu

Bác sĩ Lorenzo Mata Jr., Chủ tịch Hội Ủng hộ Cai thuốc lá Vĩnh viễn cho biết, giảm thiểu tác hại bao gồm các giải pháp thực tế, thiết thực và hữu hình, mang lại hướng tiếp cận tốt nhất để cai thuốc lá hoàn toàn. “Trọng tâm của việc giảm thiểu tác hại của thuốc lá là sự hiện diện của các sản phẩm thuốc lá điện tử (TLĐT) và thuốc lá làm nóng (TLLN) với vai trò là những sản phẩm ít tác hại hơn cho những người muốn tiếp tục sử dụng nicotine nhưng lại tránh được các nguy cơ sức khỏe tương tự như hút thuốc lá điếu đốt cháy”.

Chuyển đổi để giảm tác hại

FDA công nhận rằng nguyên nhân gây hại chính từ việc hút thuốc lá bắt nguồn từ quá trình đốt cháy, chứ không phải do nicotine. Cơ quan này đã trình bày rõ rằng các biện pháp nhằm làm giảm mạnh hơn tỉ lệ hút thuốc lá điếu đốt cháy nên được bổ sung vào chiến lược chống THTL, thông qua việc cung cấp cho những người hút thuốc lá trưởng thành các sản phẩm thay thế tốt hơn, được cải tiến và kiểm chứng trên nền tảng khoa học.

Theo đó, chính phủ các nước cũng có cái nhìn cởi mở hơn đối với các sản phẩm giảm tác hại bằng cách luật hóa và thương mại hóa một số sản phẩm TLKK theo tiêu chí của bằng chứng khoa học và phù hợp với văn hóa bản địa cũng như thói quen sinh hoạt của người dân nước sở tại.

Ngày 25-07-2022, Chính phủ Philippines đã thông qua Đạo luật Quản lý sản phẩm Thuốc lá điện tử có chứa và không chứa nicotine, chính thức đưa TLĐT, TLLN. Đạo Luật này hướng tới mục tiêu cứu sống người hút thuốc, trong đó có giới trẻ.

Trong quá trình xây dựng chính sách liên quan đến vấn đề kiểm soát thuốc lá, một số quốc gia cũng đã cởi mở đối với việc tham gia của ngành công nghiệp thuốc lá trong quá trình tham vấn tổng thể trong việc phát triển các quy định quản lý phù hợp đối với các sản phẩm này. Ngày 22-7-2022, Bộ trưởng Bộ Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin cho biết đã phối hợp với nhiều bên hữu quan để tiếp thu ý kiến về dự luật (có cả ngành công nghiệp sản xuất TLĐT).

Thụy Điển và Na Uy cũng cho phép người sử dụng thuốc lá chọn thuốc lá ngậm (snus) không khói. Nhờ đó Thụy Điển có tỉ lệ hút thuốc lá thấp kỷ lục và trở thành quốc gia có tỉ lệ tử vong do thuốc lá ở nam giới thấp nhất trong khu vực châu Âu. Tại Na Uy, tỉ lệ hút thuốc lá điếu ở phụ nữ 16-24 tuổi đã giảm từ 17% xuống 1% trong giai đoạn 2008 – 2017, một sự thay đổi đáng kinh ngạc chỉ trong vòng 10 năm. Trong khi đó, Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội Anh Quốc cũng công bố kế hoạch giảm tỉ lệ hút thuốc từ 13,5% xuống 5% vào năm 2030 bằng các biện pháp mạnh, trong đó có việc khuyến khích người hút thuốc chuyển đổi sử dụng thuốc lá thế hệ mới như một biện pháp giảm thiểu tác hại.

“Không khói”: Động lực chuyển đổi của ngành công nghiệp thuốc lá - Ảnh 2.

Sau nhiều nghiên cứu chứng minh khả năng giảm tác hại của TLTHM không khói và nỗ lực của các chính phủ trong việc luật hóa các sản phẩm này đã có nhiều người dừng hút thuốc lá điếu hoàn toàn. Giới quan sát cho rằng, các sản phẩm không khói được cần được đưa vào luật để quản lý thị trường toàn diện hơn, kiểm soát việc kinh doanh một cách có trách nhiệm và đúng đối tượng.

Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)

Có thể bạn quan tâm