Trang chủ Đời sốngSức khỏe Kịp cứu “tụt đường sống” cho một người tụt đường huyết

Kịp cứu “tụt đường sống” cho một người tụt đường huyết

bởi Linh

Sáng 17-9, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết vừa cứu kịp trường hợp bị hôn mê do tụt đường huyết bởi biến chứng của đái tháo đường.

Bệnh nhân là L.M.H (65 tuổi, ngụ quận Bình Tân), được đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê. Bà H. mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 và tiến hành điều trị từ đầu năm 2021 cho đến nay. Thời gian gần đây, bà thường xuyên có các biểu hiện như hồi hộp, khó thở, chân tay run, vã mồ hôi,…

Kịp cứu tụt đường sống cho một người tụt đường huyết - Ảnh 1.

Bác sĩ tư vấn kiểm soát đường huyết cho người bệnh

Tại bệnh viện, sau khi đánh giá sức khỏe tổng thể, các bác sĩ xác định nguyên nhân hôn mê do hạ đường huyết. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị song song phục hồi chức năng, chị H. và người thân đã được hướng dẫn phương pháp tự theo dõi đường huyết tại nhà. Đến nay, tình trạng người bệnh đã được kiểm soát.

ThS-BS Trần Viết Thắng, Phó Khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược, cho biết bệnh đái tháo đường có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với người bệnh. Bằng cách tự theo dõi và kiểm soát đường huyết ở mức ổn định, người bệnh vừa có thể tránh được biến chứng vừa nâng cao hiệu quả điều trị và phục hồi.

Khuyến cáo cần theo dõi đường huyết giúp làm giảm các biến chứng do tăng/hạ đường huyết. Khi chỉ số phản ánh lượng đường trung bình trong máu (HbA1C) giảm được 1% thì tỉ lệ nguy cơ tử vong do đái tháo đường giảm 21%; nguy cơ biến chứng mạch máu nhỏ giảm 37%; nguy cơ nhồi máu cơ tim giảm 14%. Song song đó, thói quen này còn giúp người bệnh phát hiện sớm và có cách xử trí phù hợp khi rơi vào tình trạng hạ đường huyết.


NGUYỄN THẠNH

Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)

Có thể bạn quan tâm