Trang chủ Tin tứcTin trong nước Lấy lại niềm tin – Báo Người lao động

Lấy lại niềm tin – Báo Người lao động

bởi Linh

Theo đó, dự thảo có một số nội dung sửa đổi chính là giãn thời gian thực hiện trong vòng một năm đối với quy định về xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, tức sẽ áp dụng từ năm 2024 thay vì từ năm 2023 như quy định hiện tại; cho phép các DN đã phát hành trái phiếu trước đây còn dư nợ được gia hạn thời hạn trả nợ tối đa 2 năm nếu gặp khó khăn, sau khi đàm phán, thương lượng với nhà đầu tư. Quyết định này là cần thiết vì hiện thị trường trái phiếu DN đang đóng băng cần biện pháp hỗ trợ.

Tuy nhiên, để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, có thể kiến nghị một bước xa hơn, là Chính phủ cần có chương trình hoãn nợ quốc gia, cho phép tất cả nhà phát hành hoãn nợ ít nhất 1 năm cho đến 2 năm và chỉ áp dụng cho những DN đã tuân thủ quy định về phát hành trái phiếu trong quá khứ. Với những nhà phát hành không tuân thủ quy định hoặc có vấn đề tiêu cực, vi phạm… không được hưởng chế độ hoãn nợ này của Chính phủ.

Bởi lẽ, quy định của dự thảo 2 bên phải thỏa thuận với nhau về việc hoãn nợ nhưng nếu nhà đầu tư không đồng ý, DN phát hành vẫn phải trả nợ và trong trường hợp không thực hiện được có thể bị rơi vào tình trạng “vỡ nợ” hàng loạt, tạo hiệu ứng domino trên thị trường tài chính… Hiện Nghị định 65 của Chính phủ quy định phát hành trái phiếu DN là giao dịch dân sự giữa nhà phát hành và nhà đầu tư, Chính phủ không can thiệp khi nhà phát hành không trả được nợ. Nhưng thời điểm này, thị trường đang ở tình huống khẩn trương và có thể ảnh hưởng đến vĩ mô nên Chính phủ có thể nghiên cứu chương trình cho phép hoãn nợ quốc gia đối với trái phiếu DN đã phát hành trước đây. Riêng nguyên tắc tự vay tự trả vẫn áp dụng cho các lô phát hành trái phiếu mới.

Với quy định chỉ yêu cầu xếp hạng tín nhiệm đối với các nhà phát hành lô lớn, còn DN phát hành quy mô nhỏ không yêu cầu xếp hạng như dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 65 đưa ra, cần xem lại bởi quy định DN phải xếp hạng tín nhiệm khi phát hành trái phiếu ra thị trường là rất cần thiết. Ðể tạo niềm tin trở lại cho nhà đầu tư, cần phải có xếp hạng tín nhiệm DN với những thông tin đầy đủ nhất. Tại Việt Nam, những sự cố liên quan vừa qua cho thấy nhà đầu tư chưa thể đánh giá khả năng trả nợ của DN phát hành trái phiếu. Với đặc thù này, xếp hạng tín nhiệm nên trở thành điều kiện cần thiết khi phát hành trái phiếu cũng như cần thiết đem lại niềm tin cho nhà đầu tư…

Về dài hạn, một thị trường trái phiếu DN phát triển phụ thuộc vào 3 phía là nhà phát hành, nhà đầu tư và các cơ quan quản lý giám sát. Trong đó, các nhà phát hành phải là những DN có đạo đức kinh doanh đi cùng những quy định cụ thể cho thấy có khả năng trả nợ. Nhà đầu tư cần nâng cao kiến thức về tài chính hoặc phải có công cụ xếp hạng tín nhiệm để bù trừ cho sự thiếu thông tin của họ. Riêng các cơ quan giám sát phải vào cuộc, đồng hành với thị trường chặt chẽ, sát sao hơn nữa. Có như vậy, trái phiếu DN sẽ là một kênh huy động vốn cho DN, là công cụ quan trọng để huy động nguồn lực tài chính từ dân cư nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)

Có thể bạn quan tâm