Trang chủ Công nghệKhoa học Người Đẹp Đen rơi xuống Sahara: Phần “cơ thể” sơ sinh hành tinh khác

Người Đẹp Đen rơi xuống Sahara: Phần “cơ thể” sơ sinh hành tinh khác

bởi Linh

Theo nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Anthony Lagain từ Trung tâm Khoa học và công nghệ không gian thuộc Đại học Curtin – Úc, Người Đẹp Đen – tên khoa học là NWA 7034, nặng 320 g – vừa được xác định là được phóng ra từ miệng núi lửa ở phía Đông Bắc của vùng Terra Cimmeria-Sirenum, Nam Bán cầu Sao Hỏa.

Người Đẹp Đen rơi xuống Sahara: Phần cơ thể sơ sinh hành tinh khác - Ảnh 1.

Ảnh đồ họa mô tả cái nhìn thoáng qua về lịch sử của Người Đẹp Đen – Ảnh: ĐẠI HỌC CURTIN

Tờ Sci-News cho biết các nhà khoa học đã sử dụng siêu máy tính tại Trung tâm Nghiên cứu siêu máy tính Pawsey và Curtin HIVE để phân tích một mảnh nhỏ từ Người Đẹp Đen để đối chiếu thành phần của nó với thành phần của các vùng trên Sao Hỏa mà NASA đã thu thập được.

Kết quả cho thấy Người Đẹp Đen thuộc về trầm tích phun trào của núi lửa Khujirt. được hình thành cách đây 1,5 tỉ năm. Sau đó nó bị bắn ra ngoài không gian thông qua một vụ phun trào khác làm hình thành miệng núi lửa Karrartha cách đây 5-10 triệu năm.

Người Đẹp Đen rơi xuống Sahara: Phần cơ thể sơ sinh hành tinh khác - Ảnh 2.

“Chân dung” Người Đẹp Đen – Ảnh: NASA

Vì có nguồn gốc từ các vụ phun trào núi lửa, nên Người Đẹp Đen phải là một thứ đến từ sâu bên trong lòng Sao Hỏa – nơi các mảnh vỏ cổ xưa từ lâu đã lặn xuống lớp phủ sâu và được “tái chế”.

Các bước nghiên cứu tiếp theo đã xác định được điều đó: Người Đẹp Đen chính là phần cơ thể hành tinh quý giá từ Sao Hỏa sơ sinh, cụ thể là từ lớp vỏ hành tinh rất cũ của Sao Hỏa, khoảng 4,53 tỉ năm tuổi.

Vì vậy, nó đã mở ra một “cửa sổ” quan trọng vào quá khứ của Sao Hỏa, và cũng có thể giúp chúng ta giải đáp được những bí ẩn về quá khứ của chính Trái Đất hay của Sao Thủy, của Mặt Trăng… khi mới thành hình.

Theo giáo sư Gretchen Benedix, cũng từ Trung tâm Khoa học và công nghệ không gian thuộc Đại học Curtin, nghiên cứu của họ còn mở đường cho một thuật toán nhằm giúp dễ dàng xác định được vị trí của các thiên thạch Sao Hỏa, từ đó hoàn thiện hiểu biết về lịch sử địa chất của hành kinh cận kề Trái Đất này.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications.


Thu Anh

Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)

Có thể bạn quan tâm