Đây là quyển sách thứ 16 được bà sáng tác dành cho nghệ thuật đàn tranh, cũng là món quà đặc biệt dành tặng sinh nhật lần thứ 80 của bà.
NGƯT Phạm Thúy Hoan luôn trăn trở về việc đưa âm nhạc dân tộc vào học đường, quan tâm đến công tác giảng dạy âm nhạc truyền thống trong nhà trường.
Hiện nay ở TP HCM, nhiều trường đã chú trọng giảng dạy âm nhạc truyền thống cho học sinh. Trường Tiểu học Phan Đình Phùng và Nguyễn Thái Sơn đã cho học sinh học đàn tranh, tìm hiểu âm nhạc dân tộc, mô hình mới này được nhiều học sinh và phụ huynh yêu thích, tham gia nhiệt tình. Trường Đại học FPT cũng có tiêu chí sinh viên tự chọn nhạc cụ: đàn tranh, đàn nhị, đàn nguyệt, sáo để theo học như một môn học bắt buộc. Sinh viên các khóa, các ngành phải hoàn thành bộ môn nhạc cụ dân tộc mới đạt điều kiện tốt nghiệp. Trường Đại học Hùng Vương đã mở lớp dạy âm nhạc dân tộc cho sinh viên.
Tại CLB Tiếng hát Quê Hương, Cung Văn hóa Lao động TP HCM, NGƯT Phạm Thúy Hoan đã ươm mầm nhiều tài năng đàn tranh. Không ít học viên đã chọn theo đuổi con đường âm nhạc dân tộc chuyên nghiệp, tham gia công tác giảng dạy âm nhạc tại các trường học, biểu diễn quảng bá âm nhạc dân tộc.
Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)