Trang chủ Công nghệKhoa học Phát hiện “sát thủ hành tinh” ngoại cỡ, có khả năng va chạm Trái Đất

Phát hiện “sát thủ hành tinh” ngoại cỡ, có khả năng va chạm Trái Đất

bởi Linh

Theo Science Alert, tiểu hành tinh khổng lồ mang tên 2022 AP7 vừa được phát hiện có đường kính lên tới 1,5 km, là tiểu hành tinh gần Trái Đất to lớn nhất từng được phát hiện trong vòng 8 năm nay. Đáng lo hơn, nó đang ở trên một quỹ đạo có thể áp sát địa cầu trong tương lai đủ để “gây ra vấn đề”.

Theo tờ Space, nếu va chạm, tiểu hành tinh này đủ sức gây nên một tác động “có thể cảm nhận trên nhiều lục địa” nên được các nhà khoa học đặt biệt danh là “sát thủ hành tinh”.

Phát hiện “sát thủ hành tinh” ngoại cỡ, có khả năng va chạm Trái Đất - Ảnh 1.

Ảnnh đồ họa mô tả “sát thủ hành tinh” trong ánh Mặt Trời chói lòa – Ảnh: DOE/FNAL/DECam/CTIO/NOIRLab/NSF/AURA/

2022 AP7 đã ở đó từ lâu, giữa quỹ đạo của Trái Đất và Sao Kim và đủ lớn để quan sát. Tuy nhiên, nó “ẩn nấp” giữa luồng sáng chói lòa của Mặt Trời, cũng là nơi các kính thiên văn siêu hạng né nhìn vào. Độ sáng quá mạnh của Mặt Trời có thể làm hỏng các thiết bị quang học nhạy cảm của chúng.

Nó đã được phát hiện một cách may mắn nhờ máy ảnh năng lượng tối DEC tại Đài quan sát Liên Mỹ Cerro Tolobo ở Chile, chuyên quét bầu trời trong những giờ chạng vạng, giúp phát hiện những vật thể lẩn trốn cùng kiểu 2022 AP7.

Theo nhóm nghiên cứu đẫn dầu bởi nhà thiên văn học Scott S. Sheppard từ Phòng thí nghiệm Trái Đất và hành tinh thuộc Viện Khoa học Carnegie, nếu “sát thủ hành tinh” này va chạm với Trái đất, nó sẽ gây thiệt hại lớn hơn nhiều so với Chelyabinsk (nổ tung trên bầu trời Nga năm 2018).

Do vậy, đây sẽ là một mục tiêu mà các cơ quan vũ trụ trên thế giới cần theo dõi chặt chẽ cũng như hướng các sứ mệnh phòng thủ hành tinh vào nó.

Hiện có hơn 2.200 tiểu hành tinh tiềm ẩn nguy cơ, là những tảng đá không gian di chuyển gần Trái Đất một cách nguy hiểm và đường kính lớn hơn 1 km.

Ngoài “sát thủ hành tinh”, trong lần tìm kiếm này các nhà khoa học cũng tìm thấy hai tiểu hành tinh lớn khác là 2021 PH27 và 2021 LJ4, nhưng rất may mắn quỹ đạo của chúng không giao với Trái Đất.


Anh Thư

Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)

Có thể bạn quan tâm