Thạc sĩ tâm lý Mai Thị Nguyệt, Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM0 cho biết rối loạn phân ly hay còn gọi là Hysteri. Đây là những rối loạn tâm thần liên quan đến sự mất kết nối và ngắt quãng giữa những suy nghĩ, ký ức, môi trường xung quanh, hành động và đặc tính cá nhân. Những người bị rối loạn phân ly thoát ra khỏi tình trạng này bằng cách không tự chủ, có hại cho sức khoẻ và gây ảnh hưởng tới chức năng sống trong cuộc sống hàng ngày.
Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời không chỉ giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
Rối loạn phân ly thường phát triển như là phản ứng chấn thương và lưu giữ ký ức khó khăn. Triệu chứng – phạm vi từ mất trí nhớ đến các đặc tính luân phiên – phụ thuộc từng phần vào kiểu rối loạn phân ly. Thời gian căng thẳng nhiều có thể làm cho triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng, rõ ràng hơn.
Theo thạc sĩ Nguyệt, hiện chưa có bằng chứng khoa học xác định rối loạn phân ly được gây ra bởi tổn thương não bộ. Tuy nhiên, không loại trừ một số nguyên nhân do sang chấn tâm lý và tâm thần như: căng thẳng, lo lắng, tức giận, cảm giác thất vọng, tội lỗi… Bên cạnh đó, môi trường, nhân cách yếu đuối thích được cưng chiều, thiếu chín chắn, trải nghiệm khó khăn yếu… cũng gây ra bệnh. Ngoài ra, sau dịch COVID-19 nhiều trẻ bị rối loạn phân ly do ảnh hưởng dịch phải xa cha mẹ cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn phân ly.
Rối loạn phân ly ở trẻ em thường xảy ra đồng loạt trong một nhóm hay một tập thể ở trường học hoặc trong đám đông. Biểu hiện của rối loạn này bắt đầu từ một người mắc bệnh và những người xung quanh có xu hướng “bị lan truyền”.
“Chỉ cần một cử chỉ như ngất lịm, la hét, vật vã, co cứng … sẽ lây lan những người xung quanh và làm cho họ tin rằng mình đang có cảm giác mình cũng thế và vô thức dẫn dắt họ có những hành vi giống nhau. Những triệu chứng này sẽ tự mất đi và sau thời gian ngắn có thể lặp lại” – thạc sĩ Nguyệt chia sẻ.
Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)