Trang chủ Công nghệKhoa học Siêu quái vật 12 m chuyên ăn thịt khủng long “hiện hình” ở Sahara

Siêu quái vật 12 m chuyên ăn thịt khủng long “hiện hình” ở Sahara

bởi Linh

Phối hợp với National Georaphic, nhà cổ sinh vật học Paul Sereno từ Đại học Bang Oregon – Mỹ đã trình làng “kho báu” ông sở hữu từ 2 thập kỷ khai quật và nghiên cứu.

Theo tiến sĩ Sereno, Sahara 100 triệu năm trước vốn là một vùng đầm lầy. Quả thật đã có một số hóa thạch khủng long được khai quật tại đây. Nhưng đó không là tất cả. Sahara còn có cá sấu, đủ hình dạng và kích cỡ, bao gồm những siêu cá sấu chạy bộ không thua gì khủng long và kích thước lớn gấp vài lần đa số khủng long.

Siêu quái vật 12 m chuyên ăn thịt khủng long hiện hình ở Sahara - Ảnh 1.

Tiến sĩ Sereno – Ảnh: ĐẠI HỌC BANG OREGON

Trong phim tài liệu được chuẩn bị, nhà cổ sinh vật học cho biết sẽ trình bày chi tiết về mẫu vật Sarcosuchus hay còn gọi là SuperCroc đã được ông tìm thấy từ năm 1996. Một số bộ xương cùng loài với con này đã được ông khai quật nhiều năm sau đó tại Niger, nhưng SuperCroc vẫn là con lớn nhất.

Các nghiên cứu mới nhất tính toán kích thước con vật dựa trên kích thước hộp sọ cho thấy nó phải dài hơn 12 m, với cái đầu dài ngang ngửa chiều cao của chính tiến sĩ Sereno.

Siêu quái vật 12 m chuyên ăn thịt khủng long hiện hình ở Sahara - Ảnh 2.

Siêu cá sấu SuperCroc – Ảnh: ĐẠI HỌC BANG OREGON

Nhà cổ sinh vật học cũng tiết lộ những phát hiện mới nhất từ kho báu mà ông đã quay trở lại nhiều lần trong nhiều năm, bao gồm một con DocCrog (Cá sấu chó, được đặt tên khoa học là (Araripesuchus wegeneri), có các cặp chân cao và chiếc mũi rất thính, vẻ ngoài… giống chó.

Trong khi đó một mẫu vật tên DuckCroc (Cá sấu vịt – Anatosuchus) thì chỉ dài 0,91 m nhưng gây chú ý bởi như sản phẩm lai giữa cá sấu và một con thú mỏ vịt. RatCroc (Cá sấu chuột – Araripesuchus rattoides) dài 0,6 m thì quyết rời bỏ đời sống lưỡng cư, lên sống trên cạn và sở hữu cặp răng cửa của loài gặm nhấm để đào hang.

PancakeCroc (Cá sấu bánh kếp – Laganosuchus) mang chiếc hàm phẳng khổng lồ, chuyên nằm há miệng hàng giờ dưới nước để đợi con mồi, trong khi BoarCroc (Kaprosuchus) trông giống như một hệt heo rừng và cũng có thể đuổi bạn nhanh như heo rừng nếu nó còn sống.

Trong nghiên cứu mới nhất, nhà cổ sinh vật học Mỹ này đã tái tạo lại thế giới cá sấu kỳ quặc đó nhờ sự giúp sức của kỹ thuật CT và các nghệ sĩ pháp y.

Kết quả sẽ được trình bày chi tiết trong bộ phim tài liệu của National Geographic When Crocs Ate Dinosaurs.

Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)

Có thể bạn quan tâm