Trang chủ Tin tứcTin trong nước Tái nhiễm Covid-19, người nhẹ kẻ nặng là vì sao; Có nguy cơ nhiễm Omicron 2 lần trong 1 tháng không?

Tái nhiễm Covid-19, người nhẹ kẻ nặng là vì sao; Có nguy cơ nhiễm Omicron 2 lần trong 1 tháng không?

bởi Linh

F0 điều trị tại nhà hoang mang giữa muôn trùng đơn thuốc

Thời gian vừa qua, các ca F0 cộng đồng tăng cao, nhiều F0 thể nhẹ và trung bình được điều trị Covid-19 tại nhà. Tuy nhiên, qua một thời gian cho thấy, hiện nay rất nhiều F0 tỏ ra hoang mang bởi không biết nên sử dụng đơn thuốc điều trị như nào cho phù hợp.

Tá hoả với đơn thuốc F0 5-6 triệu đồng

Anh Tiến, 30 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh (TP.HCM) phát hiện mắc Covid-19 đầu tháng 3, sau đó lây cho cha mẹ trong nhà. Tuy chỉ bị sốt nhẹ và đã chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt nhưng anh vẫn nhờ người thân đến tiệm thuốc tây để được dược sĩ tư vấn và bán thuốc mới cho chuẩn, đúng liều.

Nhận đơn thuốc, anh tá hoả khi được liệt kê đến 7-8 loại thuốc, giá đến hơn 5,5 triệu đồng. “Khi nhận được gói thuốc tôi vô cùng hoang mang. Bởi tôi chỉ bị sốt nhưng bịch thuốc có tới 7-8 loại, kể cả kháng sinh, kháng viêm, kháng virus, thuốc trị ho…”, anh Tiến chia sẻ.

Đơn thuốc cho cha mẹ anh còn “khủng hơn” với giá 6,9 triệu đồng/đơn. Tổng cả 3 đơn thuốc cho F0 nhà anh lên đến gần 20 triệu đồng.

Đơn thuốc cho 3 F0 nhà anh Tiến. Ảnh: P.V

Đơn thuốc cho 3 F0 nhà anh Tiến. Ảnh: P.V

Tương tự tình huống của anh Tiến, chị Thùy Tiên ( TP.Thủ Đức, TP.HCM) cảm thấy rát cổ nên đến nhà thuốc để mua test xét nghiệm. Test nhanh có kết quả dương tính Covid-19, vì không có triệu chứng nên chị chỉ muốn mua vitamin để bổ sung thì được dược sĩ tại nhà thuốc tư vấn phải uống thuốc kháng sinh, kháng viêm.

“Theo tư vấn của nhà thuốc nếu tôi không uống thì 2-3 hôm nữa virus nhân lên nhiều tôi sẽ bị hậu Covid-19 và nhiều triệu chứng khó chịu”, chị Tiên kể lại. Lo sợ hậu Covid-19, chị Tiên đã mua thêm thuốc uống trong 3 ngày cùng vitamin cho yên tâm.

Từ ngày nhiễm bệnh, chị Tiên bắt đầu tham gia các hội nhóm tư vấn cho F0. Dưới mỗi bài đăng nhờ tư vấn, hàng trăm bình luận về mẹo chữa bệnh cùng các đơn thuốc các loại. Thấy có người khuyên nên xịt họng để diệt virus, ngăn chặn virus xuống phổi, chị lại xuống nhà thuốc để tìm mua với giá gần 600.000 một lọ. Đơn thuốc nào được mọi người chia sẻ nhiều chị lại chụp màn hình để tham khảo.

“Mặc dù không có triệu chứng nhưng tôi sợ hậu Covid-19 nên ai tư vấn thuốc gì tôi cũng tham khảo, tìm hiểu. Tuy nhiên do nhiều quá nên tôi không biết đơn thuốc nào là chuẩn hay điều trị sao cho đúng”, chị Tiên kể.

Chị Ái Vy (quận Tân Bình) chia sẻ, sau khi chị phát hiện bản thân mắc Covid-19, chị đã nhờ bạn đến nhà thuốc mua thuốc. Đáng nói, dù không có chỉ định của bác sĩ, nhà thuốc vẫn bán cho bạn chị thuốc có hoạt chất Molnupiravir cho người mắc Covid-19.

“Tôi nhờ anh trai đi mua thuốc sau khi tôi phát hiện mắc Covid-19. Tôi cũng không yêu cầu mua thuốc gì vì thật sự bản thân không rõ về các loại thuốc điều trị, tuy nhiên, khi mua về tôi thấy có thuốc Molnupiravir với đơn giá 500 nghìn đồng/40 viên, tổng hóa đơn của tôi gần 800 nghìn đồng”, chị Vy nói.

Trong khi đó, anh Hoàng Sang (quận Bình Tân) chia sẻ, sau khi mắc Covid-19, anh nhờ đồng nghiệp mua thuốc, tuy nhiên, số thuốc anh nhận được chỉ là các loại thuốc cơ bản như thuốc hạ sốt, nước rửa mũi.

Nhiều người tự ý ra hàng thuốc hỏi mua thuốc điều trị Covid-19 theo 'đơn trên mạng'. Ảnh: P.V

Nhiều người tự ý ra hàng thuốc hỏi mua thuốc điều trị Covid-19 theo “đơn trên mạng”. Ảnh: P.V

Nguy hiểm khôn lường từ “đơn thuốc mạng”

Khi tìm trên mạng xã hội Facebook từ khóa “đơn thuốc điều trị F0”, ngay lập tức trang mạng xã hội này hiện ra hàng chục tin bài với nhiều đơn thuốc khác nhau với một danh sách dài các loại thuốc. Các đơn thuốc này phần lớn được những người từng là F0 chia sẻ lại.

Bác sĩ Hồ Thanh Lịch, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết hiện số F0 tăng cao, nhiều người đã tự ý mua và dự trữ các loại thuốc, thực phẩm chức năng khi không có chỉ định của bác sĩ. Điều này rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng chức năng gan, thận và gây kháng thuốc.

“Tất cả các kháng sinh như amoxicillin hay acid clavulanic, azithromycin… đều không có tác dụng trên virus SARS-CoV-2. Kháng sinh chỉ có tác dụng trên vi khuẩn chứ hoàn toàn vô tác dụng với virus”, bác sĩ Lịch cho hay.

Trước đây, một số ý kiến cho rằng azithromycin có thể có lợi vì có thêm tính kháng viêm, tuy nhiên thử nghiệm Recovery (nghiên cứu đa trung tâm, ngẫu nhiên) chỉ ra thuốc này không mang lại lợi ích gì với người bệnh Covid-19, đặc biệt trong tình trạng nặng.

Việc sử dụng kháng sinh không gây tử vong hay ảnh hưởng đến sức khỏe ngay lúc đó. Tuy nhiên, các loại kháng sinh sử dụng không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Đặc biệt, một số loại kháng sinh gây ảnh hưởng đến sự phát triển gân, cơ, xương của trẻ dưới 12 tuổi.

Ngoài ra, theo bác sĩ Lịch, hiện trên mạng xã hội nhiều đơn thuốc sử dụng thuốc kháng viêm sớm cho người bệnh cũng rất nguy hiểm, sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn. Thuốc kháng viêm corticoid là nhóm thuốc thông dụng, rẻ tiền và có hiệu quả tốt để điều trị các rối loạn phản ứng viêm do Covid-19. Tuy nhiên, corticoid không được dùng để dự phòng vì có nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dùng sớm còn làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.

(function(d, s, id) {
var js, fjs = d.getElementsByTagName(s)[0];
if (d.getElementById(id)) return;
js = d.createElement(s); js.id = id;
js.src = “//connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v2.5&appId=”;
fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs);
}(document, ‘script’, ‘facebook-jssdk’));

Source link

Có thể bạn quan tâm