Tại Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, điểm nhận hồ sơ xét tuyển là từ 18 đến 23, tuỳ ngành. Đây là tổng điểm 3 môn của tổ hợp B00 (toán, hoá, sinh) đối với thí sinh khu vực 3 (không có điểm ưu tiên khi vực). Cụ thể:
Trường ĐH Giao thông Vận tải TP HCM quy định 3 mức điểm sàn xét tuyển là 15, 17 và 19, tuỳ từng ngành/chương trình đào tạo. Cụ thể:
– Chương trình đại trà:
– Chương trình chất lượng cao:
Tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, điểm sàn xét kết quả thi tốt nghiệp THPT đối với các ngành là 15. Riêng các ngành thuộc khối sức khỏe: Y khoa là 23 điểm; Dược học 21 điểm; Y học dự phòng, điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm y học đều 19 điểm.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng công bố mức điểm sàn xét tuyển theo 3 phương thức khác. Với phương thức xét điểm học bạ lớp 12, điểm sàn là 6. Riêng các ngành Y khoa 8,3; Dược học 8; Y học dự phòng, điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm y học là 6,5.
Phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM nhận hồ sơ 550 điểm; riêng các ngành Y khoa 650; Dược học 570. Xét điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội 70 điểm, riêng ngành Y khoa 85 điểm.
ThS Bùi Quang Trung, Trưởng phòng Truyền thông – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho biết so với năm ngoái, điểm sàn năm nay của một số ngành giảm nhẹ. Song, thí sinh cần lưu ý điểm sàn chỉ là điểm đủ điều kiện tối thiểu để nộp hồ sơ vào trường, còn điểm chuẩn có thể chênh rất nhiều so với điểm sàn tùy vào thực tế đăng ký nguyện vọng của thí sinh cũng như độ “hot” của ngành. Do đó, để tăng khả năng trúng tuyển, thí sinh trước hết cần xác định được ngành học, trường học yêu thích phù hợp với điều kiện, năng lực bản thân, sau đó tham khảo điểm chuẩn ở các năm trước để ước lượng với điểm thi cho dễ đạt trúng nguyện vọng của mình.
Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)