Sáng 19-1, Trường ĐH Ngân hàng TP HCM công bố thông tin tuyển sinh năm 2023. Năm nay, trường tuyển 3.636 chỉ tiêu (chưa tính chỉ tiêu liên kết quốc tế do nước ngoài cấp bằng) vào các ngành đào tạo.
Các phương thức xét tuyển gồm:
Phương thức 1: Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), mã xét tuyển 301.
Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT tại Điều 8 của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm Thông tư 08/2022 và các quy định của trường về xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển tại Đề án tuyển sinh năm 2023.
Nguyên tắc xét tuyển: Thực hiện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT và chính sách ưu tiên xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển tại đề án tuyển sinh của trường.
Phương thức 2: Phương thức xét tuyển tổng hợp, mã xét tuyển 410.
Phương thức xét tuyển tổng hợp của Trường ĐH Ngân hàng TP HCM (Phương thức 2) là phương thức xét tuyển kết quả học tập và thành tích bậc THPT của thí sinh, được quy định cụ thể:
Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT vào các năm 2021, 2022, 2023 và thỏa các điều kiện: có điểm trung bình học tập học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 6,5 trở lên; điểm quy đổi xét tuyển theo trung bình tổ hợp môn đăng ký học kỳ 1 – lớp 11, học kỳ 2 – lớp 11 và học kỳ 1 – lớp 12 đạt từ 72 trở lên (không bao gồm bao gồm điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và điểm quy đổi theo tiêu chí khác).
Cách thức tính điểm xét tuyển: Điểm xét tuyển = điểm quy đổi theo tổ hợp môn + điểm quy đổi theo tiêu chí khác (nếu có) + tổng điểm ưu tiên quy đổi (nếu có); điểm quy đổi theo tổ hợp môn = điểm quy đổi (điểm trung bình theo tổ hợp học kỳ 1 lớp 11) + điểm quy đổi (điểm trung bình theo tổ hợp học kỳ 2 lớp 11) + điểm quy đổi (điểm rung bình theo tổ hợp học kỳ 1 lớp 12; điểm quy đổi theo tiêu chí khác = điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế + Điểm quy đổi kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) + điểm quy đổi trường chuyên/năng khiếu + điểm quy đổi xếp loại HSG.
Thí sinh có các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được chấp nhận ở Bảng 3 được quy đổi sang điểm ở Bảng 2 để cộng vào điểm xét tuyển.Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố, cấp quốc gia tất cả các môn học THPT được quy đổi điểm ở Bảng 2 cộng vào điểm xét tuyển. Thí sinh học các trường chuyên/ năng khiếu được quy đổi điểm ở Bảng 2 cộng vào điểm xét tuyển.Thí sinh xếp loại học lực giỏi của 3 học kỳ: Học kỳ 1, 2 năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 được quy đổi điểm cộng vào điểm xét tuyển theo Bảng 2.
Ví dụ: Thí sinh chọn tổ hợp D01 (Toán – Văn – Anh).
Điểm quy đổi theo tổ hợp môn = điểm quy đổi (điểm trung bình 3 môn Toán, Văn, Anh ở học kỳ 1 lớp 11) + Điểm quy đổi (điểm trung bình 3 môn Toán, Văn, Anh ở học kỳ 2 lớp 11) + điểm quy đổi (điểm trung bình 3 môn Toán, Văn, Anh ở học kỳ 1 lớp 12).
*Lưu ý:
Tổ hợp môn xét tuyển xem tại Bảng 1
Không có môn học nhân hệ số trong tổ hợp môn đối với phương thức này.
Thí sinh quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế thi từ ngày 15-7-2021 đến nay.
Điểm trung bình tổ hợp môn được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
Điểm ưu tiên theo đối tượng, khu vực của Phương thức xét tuyển tổng hợp được quy đổi theo thang điểm 150 và thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD-ĐT hiện hành.
Nguyên tắc xét tuyển:
– Thí sinh được đăng ký tối đa 2 nguyện vọng, các nguyện vọng được xét bình đẳng với nhau; trường hợp thí sinh đủ điểm trúng tuyển nhiều nguyện vọng thí sinh cũng chỉ được công nhận trúng tuyển 01 nguyện vọng có thứ tự ưu tiên cao nhất;
– Xét theo điểm sau khi đã quy đổi từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu;
– Trong trường hợp nhiều thí sinh cùng điểm xét tuyển ở cuối danh sách và vượt chỉ tiêu tuyển sinh, Trường áp dụng tiêu chí phụ là điểm trung bình học tập của học kỳ 1 năm lớp 12.
Phương thức 3, mã xét tuyển 401: Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Ngân hàng TP HCM tổ chức năm 2023
Điều kiện đăng ký xét tuyển: Học sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực do Trường ĐH Ngân hàng TP HCM tổ chức năm 2023 và tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định của Bộ GD-ĐT; có điểm trung bình học tập học kỳ 1, học kỳ 2 năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 6,5 trở lên. Trường sẽ thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khi có phổ điểm kỳ thi trên trang tuyển sinh của Trường www.tuyensinh.hub.edu.vn . Thí sinh xem lịch thi Đánh giá năng lực do Trường ĐH Ngân hàng TP HCM tổ chức trên các kênh thông tin của trường và website của Trung tâm Ngoại ngữ Tin học thuộc Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh: https://flic.edu.vn/
Nguyên tắc xét tuyển:
– Thí sinh được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng, các nguyện vọng được xét bình đẳng với nhau; trường hợp thí sinh đủ điểm trúng tuyển nhiều nguyện vọng thí sinh cũng chỉ được công nhận trúng tuyển 1 nguyện vọng có thứ tự ưu tiên cao nhất;
– Điểm xét tuyển là tổng điểm thí sinh đạt được trong kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023 (theo quy định của Trường ĐH Ngân hàng TP HCM) cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có); xét từ điểm cao xuống thấp và đến khi đủ chỉ tiêu. Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực được quy đổi theo thang điểm tương ứng; và được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD-ĐT hiện hành.
– Trong trường hợp nhiều thí sinh cùng điểm xét tuyển ở cuối danh sách và vượt chỉ tiêu tuyển sinh, trường áp dụng tiêu chí phụ là điểm trung bình cộng điểm học tập của học kỳ 1 năm lớp 12.
– Thí sinh được tham gia nhiều đợt thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Ngân hàng TP HCM. Kết quả thi của các đợt thi trong năm chỉ được xét tuyển vào đúng năm tuyển sinh và đúng thời gian quy định nhận hồ sơ xét tuyển đại học theo phương thức này.
Phương thức 4, mã xét tuyển 100: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Lộ trình xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT gồm:
Phương thức 5: Phương thức xét tuyển học bạ THPT và phỏng vấn (áp dụng cho chương trình ĐHCQ quốc tế do đối tác cấp bằng). Đối tượng: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Nguyên tắc xét tuyển:
– Xét điểm trung bình học tập học kỳ 1, học kỳ 2 năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12;
– Thí sinh sẽ tham gia phỏng vấn trực tiếp (bằng tiếng Anh và tiếng Việt) với Hội đồng tuyển sinh;
– Thí sinh được tuyển thẳng đặc cách vào học chuyên ngành (năm 2) khi đạt đủ các điều kiện sau: Có một trong các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn thời hạn (tính đến ngày nộp) như sau: IELTS từ 5.5 trở lên; hoặc tương đương; Đạt điểm đánh giá của hội đồng tuyển sinh từ 80% trở lên.
Học phí dự kiến và lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm
Mức học phí dự kiến:
– Học phí Chương trình Đại học chính quy: Dự kiến năm học 2023 – 2024: 7.050.000 đồng/ học kỳ.
– Học phí Chương trình ĐH chính quy chất lượng cao: Dự kiến năm học 2023-2024: 17.922.500 đồng/ học kỳ.
– Học phí Chương trình ĐH chính quy quốc tế cấp song bằng và học phí chương trình liên kết đào tạo quốc tế do ĐH đối tác cấp bằng : Tổng học phí tối đa: 212,5 triệu đồng/toàn khóa học (đã bao gồm học phí tiếng Anh, chương trình chính khóa, kỹ năng mềm…); sinh viên học 8 học kỳ: học phí trung bình 26.500.000 đồng/học kỳ; học phí được tính theo số tín chỉ sinh viên đăng ký học trên mỗi học kỳ và ổn định trong toàn khóa học.
Lộ trình tăng học phí:
– Đối với hệ đại học chính quy chuẩn: Lộ trình tăng học phí theo quy định Nhà nước.
– Đối với hệ ĐH chính quy chương trình chất lượng cao: Lộ trình dự kiến mức học phí hệ đại học chính quy chương trình đào tạo chất lượng cao năm học 2023 – 2024 tăng không quá 10%.
– Đối với hệ đại học chính quy chương trình quốc tế cấp song bằng: Tổng học phí toàn khóa học (bao gồm học phí các môn học chính khóa, tiếng anh tăng cường, kỹ năng mềm) là 212.500.000 đồng/toàn khóa, tương đương 26.500.000 đồng/học kỳ. Học phí này cam kết không đổi cho toàn khóa học; trường hợp chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền: mức học phí thực hiện theo lộ trình quy định.
Các ngành/chương trình tuyển sinh:
Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)